Là một chất liệu cứng cỏi và bền bỉ, vải kaki đã xuôi theo dòng chảy thời trang, chuyển mình trở thành một trong những chất liệu phổ biến hàng đầu trên thế giới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu tất tần tật về chất liệu vải kaki thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết sau đây!
Mục lục
Vải kaki là gì?
Vải kaki (hoặc khaki) là loại vải được dệt chủ yếu từ sợi bông tự nhiên (cotton) hoặc len với cấu trúc cực kỳ phức tạp, giúp định hình nên những thớ vải cứng cáp, chắc chắn và bền bỉ. Tuy nhiên khi được ứng dụng rộng rãi ngoài đời sống, vải kaki thường được pha thêm một số loại sợi tổng hợp như visco hay polyester để khắc phục một số nhược điểm vốn có của chất kaki nguyên bản.
Chính những ưu điểm về mặt thẩm mỹ lẫn độ bền mà chất vải kaki đã len lỏi khắp mọi ngóc ngách của thời trang, trở thành chất liệu được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới.
Các loại vải kaki
Như đã nói, các loại vải kaki hiện nay thường được pha thêm các loại sợi tổng hợp để làm dịu đi sự khô cứng của kaki nguyên bản. Do đó tùy vào thành phần sợi vải kaki sẽ phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều những ưu nhược điểm khác nhau nên được ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau.
1. Vải kaki thun
Kaki thun (vải kaki mềm) đặc trưng bởi sự dày dặn, bền bỉ nhưng lại khá mềm mại, có độ co giãn tốt bởi trong thành phần có sự góp mặt của sợi Spandex. Điều này giúp những bộ trang phục được thoải mái, dễ chịu hơn, thích hợp để may đồng phục lao động (phổ biến nhất là các loại đồng phục bảo hộ, đồng phục xây dựng, cơ khí,…). Ngoài ra vải kaki thun còn được ứng dụng để may các loại vest nữ, quần tây nữ hay các loại váy đầm ôm cơ thể bởi sự dịu êm, thoải mái.
*Ghi chú:
- Những loại vải kaki không thun là để chỉ vải kaki khác với loại vải kaki thun.
- Vải kaki thun dựa theo tính chất của vải cũng có thể được gọi với những cái lên khác như: Vải kaki lạnh, vải kaki gân,…
2. Vải kaki thô
Kaki thô (hay còn gọi là kaki không thun) là loại vải cứng cáp, ít nhăn, độ co giãn rất thấp. Tưởng như một nhược điểm nhưng chính tính chất đó giúp kaki thô trở thành chất liệu được ứng dụng nhiều khi may các dạng quần tây cho nam giới, giúp chúng đứng form, suông dáng tăng vẻ lịch thiệp, tinh tế. Ngoài ra độ cứng cáp vốn có cũng rất được ưa chuộng để may các mẫu áo bảo hộ giúp bảo vệ cơ thể công nhân tránh khỏi những va chạm, tổn thương không mong muốn.
3. Vải kaki polyester
Với thành phần sợi Polyester cao, vải kaki Polyester sở hữu rất nhiều ưu điểm như bề mặt nhẵn đẹp, màu sắc tươi sáng, không nhăn, khó cháy và ít thấm nước. Tuy nhiên do thành phần cotton thấp nên độ thấm hút mồ hôi cũng kém, thay vì may trang phục chúng lại được ưa chuộng để may các loại balo, tạp dề, mũ nón thì loại vải này cũng được ứng dụng để may các mẫu áo khoác, áo bảo hộ giúp hạn chế những tác động của thời tiết.
4. Vải kaki cotton
Sợi bông tự nhiên luôn đặc trưng bởi sự thông thoáng, dễ chịu, thấm hút mồ hôi tốt lại có độ co giãn cao. Đây là loại vải kaki rất mềm mại nên phù hợp để may các loại trang phục cần ôm body hay tăng sự thuận tiện cho người mặc. Tuy nhiên chúng lại khá dễ cháy và dễ bị hư hại do những tác động của môi trường do sợi bông là loại sợi rất nhạy cảm với nhiệt độ.
5. Vải kaki lụa
Vẫn giữ được những ưu điểm của vải kaki như độ bền bỉ, không phai màu… Tuy nhiên chất liệu lụa giúp cấu trúc vải được mềm mại, mát mẻ hơn, cảm giác sờ vào như lụa tơ tằm tự nhiên. Kaki lụa thường được ứng dụng trong thời trang cao cấp, phổ biến nhất là dùng để may các mẫu vest, blazer hay các mẫu chân váy cho nữ giới rất hiện đại và đẹp mắt.
6. Vải Kaki Pangrim
Kaki Pangrim (Vải kaki Hàn Quốc) ra đời là sự kết hợp thông minh của cotton và nhiều loại sợi hóa học với nhau, có thể kể đến một số cái tên như polynosic, rayon, nylon… Chúng không chỉ có độ thấm hút mồ hôi tốt mà còn cực bền, dày dặn và cứng cáp. Do đó đây là loại vải được ứng dụng nhiều khi may đồng phục bảo hộ cho kỹ sư, công nhân nhiều ngành nghề khác nhau.
7. Vải kaki tuyết mưa
Kaki tuyết mưa được dệt bằng phương thức đan đôi nên hai mặt vải tương đối giống nhau, mình vải có độ dày dặn vừa phải, bền chắc. Cũng như Pangrim, kaki tuyết mưa được cấu thành từ nhiều loại sợi khác nhau như rayon, visco… nên vải sở hữu độ thấm hút tốt, bền màu. Do đó chúng rất được ưa chuộng để may những bộ trang phục cao cấp.
Đặc điểm của vải kaki
Như đã phân tích, tùy vào thành phần sợi vải mà kaki sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên dưới đây là những ưu nhược điểm chung của chất liệu này, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về chất liệu được ưa chuộng này.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, ít chịu tác động bởi môi trường, gần như không phai màu theo thời gian hay sau khi giặt giũ.
- Màu sắc đa dạng, bảng màu với độ sáng tối phụ thuộc vào các loại sợi thành phần.
- Tính thẩm mỹ cao, form đứng, cứng cáp, không nhăn, không xù lông… nhờ cấu trúc dệt vải đặc biệt.
- Dễ dàng bảo quản hay giặt giũ, phơi cũng rất nhanh khô.
- Độ thấm hút mồ hôi tốt, tiện lợi khi mặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Nhược điểm:
- Vải kaki có độ thô cứng nhất, độ co giãn cũng thấp nên gần như không phù hợp với các loại trang phục thiết kế cầu kỳ mà thay vào đó chỉ là sự đơn giản, ít chi tiết.
- Giá thành của vải kaki thuộc hàng đắt đỏ so với hầu hết các loại vải khác
Ứng dụng của vải kaki trong lĩnh vực may mặc
Ở lĩnh vực thời trang, vải kaki được ứng dụng phổ biến để may các mẫu áo khoác, vest, chân váy, quần tây,… vừa bền bỉ, đứng dáng mà còn mang lại phong cách lịch lãm, thời thượng.
Quần tây được may từ vải kaki form đẹp, đứng đắn
Kaki còn là chất liệu số 1 để may các mẫu đồng phục bảo hộ cho công nhân, kỹ sư bởi độ bền cao, độ thấm hút mồ hôi tốt giúp quá trình làm việc được thoải mái và an toàn hơn rất nhiều.
Quần áo bảo hộ lao động được may từ vải kaki
Bên cạnh đó một số loại kaki chứa ít thành phần cotton như kaki polyester còn được ứng dụng để may các loại mũ nón, balo, túi xách, chăn ga gối đệm,…
Bài viết là toàn bộ những thông tin mà thoitrangdongphuc muốn chia sẻ đến bạn về chất liệu vải kaki. Hy vọng chúng đã giúp bạn hiểu hơn và có được cái nhìn kỹ càng về chất liệu vải quen thuộc này.