Bảo quản quần áo đẹp như mới rất đơn giản khi bạn biết cách treo quần áo, giặt, phơi và ủi đồ đúng cách… Việc này tưởng như đơn giản nhưng có thể bạn không biết chính mình cũng đang mắc sai làm trong việc bảo quản quần áo khiến quần áo nhanh xuống cấp, giãn vải, phai màu…
Mục lục
10 mẹo bảo quản quần áo được lâu và luôn mới
Để có một outfit đẹp là một cuộc đầu tư về tiền của, công sức, sự nghiêm túc cả về thời gian và kiến thức. Khi bạn đã biết lựa chọn và sở hữu những bộ trang phục đẹp thì làm cách nào để bảo quản chúng luôn mới, tránh các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến chất lượng áo. Bỏ túi ngay 10 mẹo nhỏ giúp quần áo luôn sạch đẹp như mới sau:
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên mác quần áo
Mỗi sản phẩm áo, quần được làm từ chất liệu khác nhau và sẽ các lưu ý khi giặt, phơi và bảo quản khác nhau. Nếu bạn chú ý, tại hầu hết các nhãn mác quần áo đều được nhà sản xuất in kèm một số lưu ý nhỏ về hướng dẫn sử dụng áo.
2. Đóng cúc, kéo khóa quần áo và phơi, treo trong tủ
Về cách treo quần áo trong tủ bạn đừng quên đóng cúc hoặc kéo khóa áo lại. Đây là một mẹo nhỏ về cách bảo quản quần áo mà nhiều người dùng thường bỏ qua. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đây cũng là cách treo quần áo ở trong shop thời trang vừa mang tính thẩm mỹ cao vừa giúp bảo quản áo quần không bị nhăn hoặc giãn vải.
3. Gấp quần áo gọn gàng khi cất giữ, bảo quản
Cách bảo quản quần áo từ chất liệu len đó là bạn tuyệt đối không được treo chúng lên mắc áo. Hãy gấp áo len thật gọn gàng để các sợi len không bị giãn hoặc biến dạng. Ngoài ra, bạn cũng không lên xếp chồng quá nhiều đồ len lên nhau, điều này có thể làm hỏng form áo vốn có.
4. Giũ quần áo cho thật thẳng trước khi phơi và đem cất
Hầu hết mọi người thường bỏ qua bước “giũ quần áo” sau khi giặt mà trực tiếp mang quần áo đi phơi. Việc giũ quần áo cũng là một mẹo nhỏ trước khi phơi giúp áo quần phẳng, hạn chế nếp nhăn và nhanh khô hơn.
5. Hạn chế vắt quần áo
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng quần áo bị co giãn, trong đó chủ yếu là do việc vắt quần áo thường xuyên bằng lực quá lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến quần áo thường bị giãn khi giặt bằng máy. Quá trình vắt quần tiến hành lâu và thường xuyên sẽ dẫn tới các sợi vải bị hư hại, quần áo bị nhăn và xù lông…
6. Phơi quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát
Thay vì sử dụng tới các loại máy sấy quần áo, máy hong khô thì bạn nên để quần áo khô tự nhiên sẽ làm giảm nguy cơ quần áo bị co rút vải, giảm tuổi thọ nhanh chóng.
*Lưu ý: Khi phơi quần áo bạn nên tránh phơi ở ánh sáng quá gắt buổi trưa. Với những trang phục có màu sậm bạn nên phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp có thể làm áo bị bạc màu nhanh chóng.
7. Phơi và treo quần áo đúng cách
Lộn trái quần áo khi phơi đồ là cách hiệu quả để bảo quản tuổi thọ quần áo, bảo quản màu sắc và hạn chế tối đa bụi bẩn trên áo. Có thể thấy phơi, treo và gấp quần áo đúng cách cũng ảnh hưởng rất nhiều tới độ bền và dáng áo. Chẳng hạn, các mẫu áo khoác dày nên được treo trên móc gỗ hoặc móc nhựa cứng để phần vai áo không bị giãn, chảy xệ hoặc bay màu. Chú ý phơi quần áo đúng cách giúp bảo quản quần áo luôn như mới, không phai màu.
8. Là ủi quần áo nhăn nheo trước khi cất vào tủ
Là quần áo giúp xóa sạch các nếp nhăn trên áo, trả về vẻ đẹp như mới. Đầu tiên bạn cần chú ý chất liệu vải đó có cho phép được là ủi hay không. Thông thường những lưu ý đều được nhà sản xuất in ở mặt sau của mác áo. Khi mới cắm điện, nhiệt độ của bàn là không cao bạn có thể chọn là những trang phục có chất liệu mỏng trước sau đó mới đến những chiếc áo dày dặn hơn.
Đối với áo sơ mi, bạn nên ủi từ phần cổ áo trước, là hai bên tay, mép áo và tiến dần vào giữa. Đối với quần tây, bạn bắt đầu là từ lưng quần trước tiếp đó là 2 ống quần theo các nếp đã được dựng sẵn. Sử dụng bàn là hơi nước sẽ giúp giữ được độ bền quần áo mùa đông được tốt hơn
9. Giặt sạch và phơi khô kỹ quần áo trước khi đem cất
Trước khi đem cất những bộ quần áo theo mùa vào tủ bạn cần giặt chúng thật sạch sẽ. Nhiều người thường có thói quen trực tiếp gấp lại và cất vào tủ, đợi khi nào cần dùng mới mang ra giặt. Thói quen xấu này khiến áo để lâu có thể có mùi, mất đi độ sáng bóng ban đầu và dễ dàng bị ngả màu.
10. Đảm bảo tủ quần áo được khô ráo sạch sẽ
Mối, mọt, gián là nỗi ám ảnh mỗi khi xếp quần áo trong tủ. Đặc biệt trong những ngày nồm làm tủ dễ nảy sinh nấm mốc khiến quần áo bị hôi hám và khó có thể cứu vãn. Bởi vậy hãy luôn đảm bảo tủ quần áo thật khô ráo và sạch sẽ trước khi xếp quần áo vào tủ. Nói “không” với tủ quần áo ẩm ướt, bụi bẩn.
Hướng dẫn các bước bảo quản quần áo
Bước 1: Phân loại quần áo trước khi giặt
Phân loại theo màu sắc
Nếu bạn không muốn đồng quần áo của mình bị pha tạp màu sắc lẫn lộn thì hãy phân loại từng món đồ thành các nhóm theo màu sắc. Bạn có thể giặt riêng quần áo màu sáng và màu tối. Hoặc cần thận hơn có thể chia thành nhiều lần giặt những loại quần áo cùng màu với nhau.
Tin mình đi, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian sẽ giảm được rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới quần áo của bạn. Phần loại quần áo theo màu sắc và chất liệu trước khi giặt tránh xảy ra sai xót.
Phân loại theo chất liệu
Bên cạnh màu sắc, chất liệu vải cũng là yếu tố quan trọng bạn bạn cần chú ý trước khi giặt. Mỗi loại vải đều có đặc tính khác nhau. Có loại không thể giặt được bằng máy hoặc có loại vải không thể giặt với nước nóng vì có thể khiến sợi vải bị co rút… Hãy xem lại phần hướng dẫn hoặc ghi chú từ nhà sản xuất và phân loại quần áo đúng.
Ví dụ: Vải jeans, vải kaki có thể giặt chung trong chế độ giặt mạnh. Ngược lại các loại vải mềm như cotton, vải lanh hay sợi nhân tạo chỉ lên giặt nhẹ nhàng. Đặc biệt các loại vải như tơ tằm, vải lụa, vải voan chỉ lên giặt bằng tay với nhiệt độ thích hợp.
Bước 2: Giặt quần áo thật sạch
Bí quyết giặt quần áo đúng cách giúp bảo quản quần áo tốt nhất
Muốn bảo quản quần áo luôn bền đẹp, bạn cần biết cách giặt quần áo đúng cách. Việc này tưởng chừng như đơn giản và bạn vẫn làm thường xuyên mỗi ngày. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng chính mình đang gặp một số lỗi dưới đây:
- Nên lựa chọn nước giặt thay cho bột giặt vì chúng dễ dàng hòa tan, không bào mòn sợi vải và không để lại trên áo. Ngược lại, bột giặt dù tiện lợi hơn nhưng có dạng bột chứa các hạt làm thơm nên khó hòa tan và có thể làm mòn sợi vải.
- Mùi của nước giặt, hoặc bột giặt thường chứa cả mùi chất tẩy rửa gây khó chịu cho người mặc. Khi ấy nước xả vải sẽ là biện pháp hiệu quả giúp quần áo thơm hơn và diệt khuẩn tuyệt đối.
- Hạn chế vắt quần áo, đặc biệt với những trang phục được may bằng chất liệu mềm, co giãn
- Đối với quần áo dễ co rút vải, dễ ra màu bạn nên giặt ở nhiệt độ 30 độ C
- Các loại quần áo được may bằng chất liệu cotton, vải lanh và len tổng hợp nên giặt với nhiệt độ 40 độ C
Bước 3: Giũ thẳng quần áo và phơi ở nơi khô ráo thoáng mát
Bước 4: Gấp quần áo hoặc sử dụng móc treo quần áo
Sau khi quần áo đã khô, bạn tiến hành cất quần áo vào tủ. Tuy nhiên để bảo quản quần áo không bị hư hoặc giãn bạn cần chú ý một số điệu sau:
- Không phơi quá nhiều đồ trên cùng một mắc, điều này có thể làm quần áo bị biến dạng hoặc mất form.
- Phân loại quần áo cần móc treo hoặc gấp gọn phù hợp. Ví dụ đồ len hoặc dệt kim bạn nên gấp gọn và xếp ngăn nắp tránh để áo bị giãn, chảy xệ, mất form.
- Treo quần bằng cách: dùng móc kẹp vào cạp quần hoặc gấu quần sau đó treo chúng dựng đứng lên để giữ quần luôn phẳng phiu.
- Không treo những bộ quần áo, váy dài lên móc, thay vào sẽ vắt chúng lên thanh treo vừa giúp tiết kiệm không gian thủ đồ vừa giúp tăng tính thẩm mỹ.
Hi vọng, với một số cách bảo quản quần áo mùa đông thoitrangdongphuc đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và giữ gìn được trang phục của mình luôn bền lâu nhất.